Phim kể về cuộc đời bà cụ nấu cháo từ thiện cho một bệnh viện Ung Bướu. Ngày xưa, bà là đào hát, thời thiếu nữ bà tên Mận, có hai người bạn thân là Hai Hoài và Tố Phụng gắn bó từ nhỏ. Mận có năng khiếu hát ca, còn Phụng diễn giỏi nhưng ca không được. Hai Hoài có tài thổi sáo và thẩm âm giỏi. Nhà nghèo, ba người bạn theo lớp học chữ của thầy giáo Việt, và thường nghe thầy nói nhiều tới gánh hát Đồng Nữ Ban. Ước mơ được theo gánh hát này, Mận rời quê đi tìm Đồng Nữ Ban. Thầy Việt có người dì lấy ông Phủ bên Vĩnh Long. Ông Phủ có người con trai duy nhất là Thê, do bà Vú Út- một người làm công trong nhà sinh ra. Khi Việt gặp Mận đang trôi dạt hát thuê hát mướn, thấy cô quá giống Vú Út nên đưa về làm việc ở nhà ông bà Phủ. Vì tiếng hát ngọt lịm, Mận khiến cho bá hộ Thê mê mẩn, quyết tâm lấy làm vợ ba. Cuộc đời cô ba chìm, bảy nổi theo nghiệp xướng ca, để rồi sau bao giông bão cuộc đời, trở về già, cô lại tìm sự bình yên với công việc từ thiện.
Danh sách phim cho đạo diễn:: Hoàng Tuấn Cường
Bộ phim Xóm trọ 3D được chuyển thể từ vở kịch cùng tên rất thành công của sân khấu Phú Nhuận. Đầu phim, khán giả theo chân Phong (Huy Khánh) và khám phá xóm trọ 3D nằm sâu bên trong một khu chợ lao động nghèo. Nơi đây có vài căn nhà quây quần cho chị em “bóng gió” trú ngụ, mà đứng đầu là má Lâm (Minh Nhí) – người phụ nữ chuyển giới, bề ngoài khó tính, nhưng thực chất mềm yếu, dễ mủi lòng. Má Lâm luôn đối đãi, chăm lo đám khách trọ như con cái. Còn Phong rõ ràng là trai “thẳng” mà lại giả vờ là “cong”, nhằm được thuê nhà tại xóm với ý đồ nào đó. Chưa hoàn thành “vai diễn”, Phong phải lòng cô em gái xinh đẹp mà cá tính của má Lâm là Na (Maya). Nhưng con đường chinh phục người đẹp của chàng trai không hề dễ dàng khi anh gặp phải tình địch khó nhằn là “Ông Nội” (Việt Hương) – một tay giang hồ đồng tính nữ.
Bộ phim Nhà không bán xoay quanh câu chuyện bán đi căn nhà được thừa kế của chị em bà Ngọc, ông Ngà. Các nhân vật có số phận, tính cách đa dạng góp phần hé lộ những bí ẩn của ngôi nhà cổ bí ẩn này. Những ai yêu thích tuýp phim kinh dị xen lẫn yếu tố gia đình, xã hội, tâm lý hẳn không thể qua bộ phim chiếu Tết này.
Câu chuyện vào những năm 1994, lúc bấy giờ đoàn hát cải lương chính thống, được khán giả săn đón, Thanh khi đó là một cậu bé 10 tuổi làm nghề bắt cá trên sông đã bất chấp nguy hiểm, ôm giữ bằng được bàn thờ Tổ và sau đó được ông Bầu đoàn hát nhận nuôi theo đoàn. Kiều Trúc Linh, một cô bé 9 tuổi xinh xắn, là con gái của cô đào hát nổi tiếng Kiều Trúc Lệ. Vì cứu con nên Trúc Lệ đã hy sinh thân mình… Mười năm sau, tình trạng ế khách kéo dài dù chủ đoàn đã dùng đủ mọi cách từ một đoàn cải lương chính thống, giờ trở thành một đoàn tạp kỷ có xiếc có lô tô ca nhạc, riêng tuồng hát thì chỉ còn trích đoạn và tân cổ giao duyên. Mặc dù tất cả mọi người đã đồng lòng cố gắng nhưng vẫn không cải thiện được tình hình bao nhiêu, vẫn cảnh ế khách, thu nhập vẫn eo hẹp. Mặc dù phải vật lộn với hoàn cảnh khó khăn của đoàn hát nhưng tình yêu nghề, tình yêu đôi lứa vẫn luôn được đề cao trong mỗi cá nhân. Tiêu biểu là mối tình đẹp trong sáng của Thanh và Linh; mối tình sâu đậm được xây đắp qua năm tháng nhưng cuối cùng phải chia lìa của Phi Khanh và Kim Yến. Chuyện đoàn hát lại tiếp tục xảy ra những tình cảnh không ai ngờ tới, để rồi cuối cùng họ vấn tiếp tục cùng nhau đi tiếp trên con đường nghệ thuật mình đã chọn, giá trị cốt lõi của sân khấu trong tâm những con người ăn cơm tổ vẫn còn mãi.